Dạm ngõ là một trong những lễ nghi trước khi đám hỏi và đám cưới diễn ra, tuy lễ này không lớn bằng cưới hỏi nhưng về mặt ý nghĩa cũng rất quan trọng nên nếu tổ chức lễ này cũng cần phải chuẩn bị nghiêm chỉnh để hai bên gia đình không mất lòng nhau.
Dạm ngõ hay còn gọi là lễ xem mặt lễ Chạm ngõ. Đây là cái lễ đầu tiên nhà trai mang trầu cau đến nhà gái nhằm hỏi rõ tên tuổi cô gái nên cũng còn được gọi là lễ vấn danh. Ý nghĩa của lễ này đó là chính thức đặt vấn đề quan hệ hôn nhân của hai gia đình người ta hỏi tuổi người con gái rồi đối chiếu với tuổi người con trai xem có hòa hợp hay xung khắc gì hay không. Đây là một việc làm mà người xưa rất coi trọng cũng như việc xem xét gia đình hai bên có môn đăng hộ đối hay không để quyết định thành thân cho đôi lứa này lần đặt vấn đề này nhà trai là để đánh tiếng làm quen. Nếu sau không có vấn đề gì thì lễ ăn hỏi chính thức tiến hành.
Giờ thì các bạn trẻ hiện đại hơn, ba mẹ hai bên gia đình cũng thoáng hơn, đơn giản hơn quá trình lễ nghi nên các bạn trẻ tìm hiểu nhau, tự hỏi tuổi của nhau rồi về báo cho ba mẹ hai bên gia đình xem có hợp tuổi để lấy nhau hay không nên đôi khi lễ dạm ngõ thường gộp lại làm chung với lễ ăn hỏi, vì thế nên ngày nay lễ Dạm ngõ có thêm một tên mới nữa đó là lễ Dạm hỏi. Sau đây là những thứ cần chuẩn bị khi dạm ngõ:
Thông báo ngày làm lễ
– Trước khi lễ diễn ra vài hôm, nhà trai cần thông báo để nhà gái sắp xếp
– Khi gia đình nhà trai muốn chạm ngõ, họ phải chọn ngày hoàng đạo rồi sắm một lễ cúng tổ tiên để báo về việc hệ trọng trong gia đình.
– Nếu làm đơn giản thì chỉ cần ầm trà với mâm ngũ quả rồi đốt nén hương để dâng lên ông bà tổ tiên
– Còn làm đầy đặn hơn thì mổ gà, vài đĩa sôi, mâm ngũ quả, ấm trà với vài li rượu để cúng.
Chuẩn bị lễ vật man sang nhà gái
Sau khi cúng ông bà tổ tiên xong, nhà trai cần chuẩn bị một lễ vật đựng trong mâm quả cưới hiện đại và mang sang nhà gái bao gồm.
– Mâm quả trầu têm cánh phương, cau bổ tư bẻ cánh tiên.
– Mâm quả cặp trà và rượu.
Mâm quả cặp trà và rượu.
Thành phần tham gia của nhà trai:
Dẫn đầu đoàn người đến nhà gái bao giờ cũng gồm có bố mẹ, cô dì và chú rể. Những cô gái chưa chồng ở trong họ thường đội mâm quả hoặc bưng khay trầu đi trước sau đó đám nam giới và chú rể. Lễ được chia làm hai phần, phần nhiều được đặt lên bàn thờ, cha của cô gái sẽ khấn vái tổ tiên về ngày mà con cháu họ sắp lập gia đình. Trước khi nhà trai ra về nhà gái thường sẽ chia lại một phần lễ cho lại nhà trai gọi là lại quả, có những gia đình không có lễ chạm ngõ riêng mà Lễ này được kết hợp luôn cùng lễ ăn hỏi.
Lễ dạm ngõ có cần coi ngày không?
Lễ dạm ngõ là một lễ nhỏ, đây chỉ là lễ gặp mặt giữa hai gia đình nhằm giúp hai gia đình hiểu nhau hơn. Chình vì thế chỉ cần sắp xếp một ngày cuối tuần nào đó hoặc một ngày mà nhiều thành viên trong gia đình rãnh rỗi là được. Nhà trai thì chỉ cần chọn giờ hoàng đạo để thắp hương cho ông bà tổ tiên để thông báo việc trọng đại trong gia đình là được.
Hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp phần nào bạn và gia đình hiểu được và tổ chức một buổi lễ trọn vẹn.